Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Campuchia trong cơn ma sát Đại Hán
Đông Dương. Tự nó có sự ràng buộc với phương Tây, cho dù gián tiếp hay trực tiếp, hoặc dấu kín dưới hình thức nào trên phương diện chính trị và chiến lược.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Hoạt

 


Kết quả hình ảnh cho Campuchia


Đông Dương. Tự nó có sự ràng buộc với phương Tây, cho dù gián tiếp hay trực tiếp, hoặc dấu kín dưới hình thức nào trên phương diện chính trị và chiến lược. Đông Dương. Tự nó mặc nhiên nói lên sự gắn liền trong nhiều giai đọan và giai thoại lịch sử. Đông Dương. Tự nó và chính nó có những đồng dạng chiến lược, cơ hữu về chiến thuật và nhu cầu tài nguyên. Nhưng lại khác biệt về yếu tố địa dư, ngôn ngữ, nền văn minh cơ khí và tinh thần đoàn kết nên đã có những khác biệt và trăn trở lịch sử. Chính vì thế trong giai đọan nào đó, cho dù hôm qua, hôm nay, hay ngày mai, Đông Dương hiển nhiên trở thành đối tượng gần như "ắc có" cho những manh nha bành trướng ảnh hưởng của các thế lực quân phiệt, thực dân và đế quốc. Từ những nhân tố đó, yếu tố quốc dân như một chiêu bài thiết yếu làm thành điểm tựa để giải phóng dân tộc. Thế nhưng trải qua những "bể dâu" xưa và nay, Đông Dương đặc biệt Campuchia đã chìm ngập trong biển lửa do những tranh chấp nội tại được thúc đẩy bởi áp lực ngoại tại. Đó là một yếu tố trong nhiều yếu tố chịu ảnh hưởng từ thế lực bên ngoài. Tất cả những "nguyên và cớ" cũng như "lý và do" trên đã đưa đến hiện tượng tranh giành lãnh thổ và quyền lợi gây nên tình trạng hổn loạn liên tục từ nhiều năm qua trên lãnh thổ Campuchia.


Từ áp lực thế giới, Hiệp Định Hòa Bình 1991 tại xứ Chùa Tháp được khai sinh, khởi đầu cho cuộc Tổng Tuyển Cử 1993 đưa đến việc một nước hai Thủ Tướng (Norodom Ranariddth, Đệ Nhất Thủ Tướng thắng cử với 45.5% số phiếu, lãnh tụ đảng Hoàng Gia Funcinpec; Hun Sen, Đệ Nhị Thủ Tướng thắng cử 37.75% số phiếu, lãnh tụ đảng Nhân Dân Cam Bốt). Tuy thế, chìa khóa đưa đến cuộc tổng tuyển cử 1993 không đem lại hòa bình cho dân tộc Campuchia. Ngược lại chìa khóa 1993 khai quật thêm nhiều tranh chấp quyền lực và rối loạn hơn, đưa đến các cuộc thanh trừng đẩm máu liên tục qua hình thức tinh vi khác nhau. Nhất là dịp may hiếm có của các thế lực bên ngoài có cơ hội khuynh đảo nền chính trị Campuchia. Quả thật đã từ lâu và rất lâu dân tộc xứ Chùa Tháp chỉ hình dung hay nhắc nhở từ ngữ "quyền tự quyết" qua trí tưởng tượng nhiều hơn là thực tế. Bởi vì một Khmer Đỏ, hình ảnh Pol Pot sát nhân nhưng lại được Trung Cộng sinh ra và nuôi dưỡng. Một Hun Sen, người con không biết xuất xứ. Một Norodom Ranariddth đứa con ngoại hôn mang hai giòng máu Trung Cộng và Pháp.


Cả ba từ Hun Sen, Pol Pot, Ranariddth đều là sản phẩm của đế quốc và thực dân. Cho nên khách hàng Campuchia không còn một lựa chọn nào khác hơn là phải "tiêu thụ thị trường chính trị" một cách miễn cưỡng. Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra: Nguyên nhân và lý do nào đã biến người dân xứ Chùa Tháp trở thành nạn nhân của hệ thống tiêu thụ ấy? Đồng thời cuộc đảo chánh của Hun Sen do bởi động lực và lý do nào đưa đến? Để vấn đề được sáng tỏ hơn chúng tôi thử đơn cử 2 điểm điển hình sau đây:


Điểm a:


- Khi Trung Quốc triển khai ý đồ xâm lấn và tạo áp lực đối với Việt Nam, con bài Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo được dựng lên. Dĩ nhiên trên danh nghĩa Pol Pot phục hưng đất nước, nhưng trên thực tế Pol Pot chỉ là tên chỉ huy tiền phương do Trung Quốc nhào nặng với mục đích khống chế Việt Nam. Tuy nhiên Bắc Kinh đã thất bại, tạo nên lý do chính đáng để Việt Nam đem quân giúp dân tộc Campuchia giải phóng vào năm 1978, tạo nên lá bài Hun Sen.


Điểm b:


- Khi sản phẩm Hun Sen thành hình, chẳng khác nào chúng ta dùng con dao hai lưỡi, điều ấy được chứng minh qua biến động Tây Nguyên của các thế lực vô hình nẫy sinh, phần lớn do bàn tay Trung Quốc gây nên để tranh giành ảnh hưởng và cô lập Việt Nam, qua các chương trình viện trợ xã hội, văn hóa, cầu cống và xây dựng xa lộ. Ấy là chưa kể đến chương trình viện trợ quốc phòng bao gồm huấn luyện chuyên viên v.v.. Vấn đề được đặt ra, mặc dầu Hun Sen là sản phẩm trí tuệ Việt Nam, do Việt Nam đào tạo và gầy dựng. Nhưng con người mưu mẹo của Hun Sen không chịu trung thành và nhớ ơn người đã tạo dựng cơ ngơi cho mình, ngược lại ông đã tạo ra cơ hội để bàn tay nối dài Trung Quốc chiếm lĩnh nhiều ưu thế tại xứ Chùa Tháp.


Mặc khác, Bắc Kinh giúp đỡ cho Sam Rainsy, một lãnh tụ đối lập Campuchia lưu vong tại Pháp thành lập “Phong Trào Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt”, sau khi đảng Cứu Nguy Dân Tộc bị Thủ tướng Hun Sen giải tán, bắt giam thủ lãnh Kem Sokha, có hàng trăm cựu đảng viên là thành viên hội đồng tỉnh, quận, huyện đã làm đơn xin gia nhập đảng cầm quyền (CPP) của Thủ tướng Hun Sen.


 Cương lĩnh và đối tượng Phong Trào Cứu Nguy Dân Tộc của Sam Rainsy đã đưa ra chủ nghĩa dân tộc, kêu gọi toàn dân Cam bốt chống lại người Việt Nam và đòi trục xuất những Việt kiều sinh sống tại Cam Bốt, cho dù họ đã có quốc tịch. Đồng thời đòi phân chia lại biên giới và chỉ trích chế độ Hun Sen là công cụ của Hà Nội, tạo ra những khó khăn cho chính quyền Hun Sen đối với Việt Nam và ngược lại.


Trong tháng 3 vừa qua, tại thủ đô Paris, Sam Rainsy kêu gọi dân chúng và công nhân đình công, biểu tình và tranh đấu ôn hòa. Ngoài ra Rainsy còn kêu gọi quân đội, cảnh sát tham gia phong trào. Tuy nhiên, trước dư luận hiện nay tại Cam Bốt, người dân cho rằng  đảng Cứu Nguy Dân Tộc chính là tiền thân của Phong Trào Cứu Nguy Dân Tộc. Phong trào ấy đã bị lôi cuốn và làm công cụ của nước ngoài (ám chỉ Trung Quốc). Phong Trào đang bị lợi dụng và điều khiển bởi Bắc Kinh với mục đích tạo mâu thuẩn giữa người Cam Bốt và Việt Nam, gây chia rẻ giữa Việt Nam và Cam Bốt. Với mục đích thao túng chính quyền Hun Sen. Nguyên nhân khác, khi Bắc Kinh hổ trợ kinh phí ngầm cho Sam Rainsy như một điều kiện buộc Hun Sen phải thỏa thuận những đòi hỏi của Bắc Kinh. Nếu không, Trung Quốc sẽ biến Sam Rainsy trở thành một lực lượng đối kháng lật đổ chính quyền Hun Sen.


Nhìn chung trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là trong nhiều thập niên qua Cam Bốt vẫn là nạn nhân chính trị do nhiều thế và lực gây nên, tạo ra nhiều biến động từ trực tiếp đến gián tiếp trong vùng Đông Dương. Từ ảnh hưởng của thực dân Pháp, Mỹ và cả 2 miền Nam và Bắc Việt Nam tranh dành ảnh hưởng chính trị và lãnh thổ trong chiến tranh, rồi đến Trung Quốc. Dân tộc Cam Bốt đã trãi qua bao thăng trầm lịch sử hơn 2 triệu người bị quân Khmer Rouge giết hại như phim Killing Field kể lại. Cho đến nay, Cam bốt vẫn chưa và không thể thoát ra mê lộ ngoại lai khi mà họ lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, cho dù Hun Sen, Sam Rainsy, Ranariddth hay bất cứ một lãnh đạo rồi cũng sẽ bị chi phối bởi tập đoàn tham vọng Bắc Kinh.


Trên lý thuyết phải nhìn nhận rằng Cam Bốt có được nền hoà bình, tự quyết hay không là do dân quyết định, như hiến pháp quy định hoặc những lời sơn son thếp vàng của lãnh tụ Cam Bốt đưa ra. Nhưng trên thực thế Campuchia ngày nay có được hòa bình, phúc lợi là do máu xương của người Việt Nam làm nên, chứ hoàn toàn không phải của nhân dân Cam Bốt, hoặc “thằng Tây hay thằng  Tàu”. Thậm chí cả thế giới đã làm ngơ, im tiếng khi Pol Pot được hậu thuẩn bởi Bắc Kinh để tiêu diệt lại chính dân tộc mình. Tuyên ngôn quốc tế ra đời vào năm 1948, thế nhưng khi dân tộc Campuchia bị quân Khmer Rouge giết hại chẳng có một chính phủ nào lên tiếng hay bênh vực. Ngoại trừ Việt Nam đã ra tay nghĩa hiệp cứu giúp dân tộc Cam Bốt tránh nạn diệt vong do bàn tay sát nhân Pot Pot. Để rồi thành lập nhà nước pháp quyền do Hun Sen lãnh đạo cho đến ngày nay.


Đó là sự thật cho dù phủ phàng, khi mà Hun Sen vì quyền lợi của chính mình đã đánh mất giá trị và nhân phẩm, khi chính phủ Campuchia đã dành rất nhiều ưu đãi cho Trung Quốc. Hành động một cách vô ơn của Hun Sen, tự nó đã bỏ quên cái căn cước mà tổ phụ Việt Nam gầy dựng nên. Và bài học diệt chủng của Khmer Rouge gây nên do bàn tay Trung Quốc nhào nặn trước đậy có thể sẽ lặp lại một khi đòi hỏi của Bắc Kinh không được thỏa mãn. Rồi một ngày kia Killing Fields sẽ lặp lại trên xứ chùa Tháp, nếu hôm nay Hun- Sen không tỉnh ngộ và thay đổi lập trường, thì cơ hội sẽ không gõ cửa lần thứ hai để cứu dân tộc Campuchia như trước đây Việt Nam đã làm.


Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt


 


 


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Bình Nhưỡng: thương thuyết để tồn tại (08-06-2018)
    Cuộc thương thuyết giữa Đảng Cộng Sản VN và Đảng Cộng Sản TQ (13-01-2018)
    Cơ Hội và Thách Thức (19-12-2017)
    Đàm phán để tồn tại của Bình Nhưỡng (05-11-2017)
    Tập Cận Bình trở thành vua Trung Quốc (28-10-2017)
    Nhân loại phải biết tới các thế hệ con cháu (25-10-2017)
    Quan hệ Việt - Mỹ (20-10-2017)
    Việt Nam trong quỹ đạo tranh chấp Mỹ-Trung (06-10-2017)
    Kim Jong Un đi tìm cõi chết (14-09-2017)
    Thử Thách và Niềm Tin (13-08-2017)
    Afghanistan cuộc chiến chưa có lối ra. (16-07-2017)
    Chủ thuyết Trump trước sức ly tâm của hiện tượng (15-06-2017)
    Từ Syria Đến Bắc Hàn (11-05-2017)
    Ma lược hay chiến lược của trục quay Châu Á (10-04-2017)
    Trên thực tế của chủ thuyết Trump (19-03-2017)
    Điều kiện phục vụ cho mục đích (17-02-2017)
    Ẩn số Đài Loan (12-01-2017)
    Nước Anh từ chuyển động đến tác động. (27-07-2016)
    Tác động đàng sau chuyến thăm của Tổng thống Obama (16-06-2016)
    Liên Minh Á Châu (15-05-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741768.